Có rất nhiều lựa chọn để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp của bạn, bao gồm cả các khoản tài trợ, vay vốn hoặc vốn tự có. Thật khó để chọn một hình thức phù hợp. Bạn có thể xem xét qua một số vấn đề sau trước khi quyết định.
Xác định rõ bạn cần bao nhiêu tiền.
- Bạn có bao nhiêu tiền vốn tự có để đầu tư?
- Bạn sẽ đặt mặt bằng kinh doanh ở đâu và chi phí vận hành mỗi tháng là bao nhiêu? Ngay cả khi bạn đặt công ty ở nhà thì vẫn phát sinh những chi phí khác như tiền điện.
- Bạn cần mua những thiết bị gì và nó tốn chi phí bao nhiêu?
- Bạn cần trữ hàng hóa bao nhiêu và chi phí trữ hàng là bao nhiêu?
- Bạn sẽ sử dụng bao nhiêu nhân viên? Tính toán chi phí tiền lương, bao gồm cả các khoản thưởng.
- Bạn sẽ cần một chiếc xe phục vụ cho hoạt động đi lại/kinh doanh của doanh nghiệp? Chi phí thuê mua và vận tải của chiếc xe này là bao nhiêu?
- Chi phí kế toán, pháp lý hay quảng cáo dự kiến là bao nhiêu?
Sử dụng tiền của mình
- Hãy suy nghĩ về những việc bạn cần để tiết kiệm tiền, trong trường hợp bạn cần một số tiền bổ sung.
- Giữ một công việc khác trong khi thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh. Nó đảm bảo thu nhập trong khi khởi nghiệp
Chính phủ tài trợ
- Những chương trình tài trợ và hỗ trợ của Chính Phủ dành cho một số đối tượng doanh nghiệp.
Vay nợ và vốn cổ phần
- Vay nợ từ ngân hàng
- Phát hành cổ phần/cổ phiếu: khi một nhà đầu tư góp cổ phần/mua cổ phiếu của doanh nghiệp bạn
|
Vay nợ
|
Phát hành cổ phần/cố phiếu
|
Ưu điểm
|
- Các khoản trả nợ vay được khấu trừ thuế.
- Bạn sở hữu hoàn toàn doanh nghiệp của bạn và lợi nhuận phát sinh.
|
- Các nhà đầu tư chia sẻ rủi ro cùng bạn, vì vậy nếu doanh nghiệp của bạn thất bại, không cần phải trả lại phần vốn góp.
- Không cần trả tiền lãi vay, nhưng bạn có thể cần phải trả cho nhà đầu tư một phần lợi nhuận – có thể là nhiều hơn so với lãi vay.
|
Nhược điểm
|
- Bạn phải trả lãi vay của bạn.
- Bạn phải hoàn trả số tiền vay.
- Bạn thường cần để cung cấp biện pháp đảm bảo cho khoản vay
|
- Bạn chia sẻ quyền sở hữu của doanh nghiệp, vì vậy nếu kinh doanh thành công, thành công cũng chia sẻ cho người khác.
- Bạn có thể mất quyền kiểm soát doanh nghiệp của bạn.
- Các nhà đầu tư có thể tham gia vào việc ra quyết định và được nhận một phần lợi nhuận mỗi năm.
|
Lựa chọn việc vay nợ
- Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng hình thức vay nợ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
- Vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn kinh doanh hàng ngày và vay trung dài hạn cho việc mua sắm tài sản.
Ví dụ:
Khi bạn cần
|
Lựa chọn
|
Cải thiện dòng tiền hoặc cần thêm tiền mặt trong ngắn hạn
|
|
Phát triển kinh doanh của bạn trong thời gian dài
|
|
Mua xe cộ và tài sản
|
|
Đối tác góp vốn
- Tìm người góp vốn phù hợp có thể mất thời gian.
- Hãy tìm những người có chí hướng và nguyện vọng phù hợp với bạn. Điều đó có thể bao gồm:
Gia đình & bạn bè
|
- Nhiều chủ doanh nghiệp nhờ gia đình và bạn bè để nâng cao tài chính. Trong khi những người thân có thể đưa ra các điều khoản rộng rãi hơn so với bên ngoài, lựa chọn này không phải dành cho những người yếu tim.
- Bạn phải tiết lộ những chi tiết kinh doanh cho những người gần gũi với bạn, và nếu có điều gì sai và họ bị mất đầu tư của họ, nó có thể làm hỏng mối quan hệ của bạn.
|
Đối tác kinh doanh
|
- Bạn cần phải tự tin rằng bạn có thể làm việc hài hòa với nhau trong thời gian dài. Một thỏa thuận hợp tác chỉ rõ việc tranh chấp sẽ được giải quyết như thế nào và điều gì sẽ xảy ra nếu một người muốn rời khỏi công việc kinh doanh là rất cần thiết.
|
Nhà đầu tư cá nhân
|
- Đây là những cá nhân giàu có tìm kiếm những doanh nghiệp phát triển nhanh để đầu tư. Với vốn kinh nghiệm dày dặn, họ cũng có thể người cố vấn rất quý giá.
- Những nhà đầu tư này thích hậu thuẫn những doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao, vì vậy bạn sẽ cần phải chứng minh tiềm năng của bạn.
|
Quỹ đầu tư mạo hiểm
|
- Nhà đầu tư mạo hiểm là những nhà đầu tư chuyên nghiệp chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp đầy hứa hẹn và giúp họ phát triển đến khi doanh nghiệp sẵn sàng để được niêm yết trên thị trường cổ phiếu. Họ kiếm tiền bằng cách bán cổ phần của họ trong doanh nghiệp của bạn, hoặc trên thị trường cổ phiếu hoặc cho người khác.
- Một nhà kinh doanh vốn thường sẽ thoái vốn khỏi doanh nghiệp của bạn trong 3-5 năm với tỷ suất lợi nuận 35%/năm hoặc nhiều hơn.
|