Bản tin Thị trường tiền tệ - Tài chính - Kinh tế ngày 04/01/2024

04/01/2024

Có nhiều cơ sở ủng hộ cho mặt bằng lãi suất (LS) sẽ ổn định ở mức thấp, từ việc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu dự kiến sẽ kết thúc lộ trình thắt chặt CSTT và quay lại chu kỳ cắt giảm LS khi lạm phát đã hạ nhiệt, cho đến việc nền kinh tế (KT) trong nước phục hồi chậm nên vẫn cần giảm thêm LS để kích thích tăng trưởng nhanh hơn.

 Quan trọng hơn, thanh khoản hệ thống đang ở tình trạng dồi dào, nhiều NH rơi vào cảnh thừa vốn khi tăng trưởng tín dụng trong 2023 chậm hơn sv nguồn vốn đầu vào. Bên cạnh đó, xu hướng LS trong 2024 vẫn có thể gặp 1 số tác động bất lợi, trong đó lạm phát là ẩn số cần quan sát chặt chẽ. Những năm qua, Việt Nam (VN) đã khá thành công khi kiểm soát lạm phát dưới mục tiêu đề ra, dù nhiều nền KT khác chật vật ứng phó với lạm phát leo thang liên tục nhưng điều này không có nghĩa lơ là với biến số có tác động rất mạnh lên LS trong giai đoạn tới. Theo đó, các chuyên gia cũng cho rằng, việc kiểm soát lạm phát 2023 sẽ tạo dư địa cho 2024, với các yếu tố thuận lợi như lạm phát quốc tế có dấu hiệu hạ nhiệt và dự báo chậm lại, qua đó hạn chế áp lực “lạm phát nhập khẩu” đối với chi phí sinh hoạt và sản xuất ở VN. Điều quan trọng hơn là sau nhiều năm hoàn thành tốt mục tiêu lạm phát, niềm tin của người dân và doanh nghiệp (DN) vào sự kiên định của Chính phủ trong ổn định KT vĩ mô đã hạn chế bớt tâm lý lạm phát kỳ vọng, vốn có những ảnh hưởng nhất định lên giá cả. 

Vui lòng xem Bản tin tại đây.