Bản tin Thị trường tiền tệ - Tài chính - Kinh tế ngày 19/11/2024

19/11/2024

TS. Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, cũng cho rằng NHNN đang tìm mọi cách để đưa tiền ra, nhưng đúng là "tiền khó ra được nền kinh tế".

Cung tiền M2 tăng thấp dẫn đến hiệu ứng thứ hai làm cho lãi suất không giảm được, gây sức ép rất lớn so với tốc độ tăng tín dụng, làm chi phí huy động vốn của ngành ngân hàng tăng lên. Lý giải nguyên nhân khiến huy động vốn lại trở nên khó khăn như vậy, ông Nguyễn Tú Anh đưa ra hai vấn đề. Thứ nhất là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toan. Thông thường, khi thặng dư trên cán cân thanh toán thì chúng ta sẽ mua ngoại tệ, đẩy tiền ra một cách rất tự nhiên và tiền ra thì tăng cung tiền", chuyên gia phân tích. Thứ hai là bế tắc trong đầu tư công, tiền kẹt trong KBNN. Tiền kho bạc Nhà nước hiện nay khoảng 70 - 80% nằm trong NHNN, điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Do đó, NHNN và Bộ Tài chính đã có quy chế phối hợp, trao đổi thông tin và chủ động điều tiết tiền tệ, Thống đốc cho hay. Năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, tương tự như mục tiêu năm 2024. Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, tăng trưởng tín dụng là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế khi lạm phát có thể được kiểm soát ở mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra. Tuy nhiên, bà cũng khẳng định rằng sẽ không chủ quan với lạm phát. Trong trường hợp có biến động lạm phát hiện hữu, NHNN sẽ phối hợp với các bộ ngành để điều hành chính sách vĩ mô liên quan. Tiền đầu tư công đẩy ra được nhanh, giảm bớt tiền ở KBNN được đánh giá là yếu tố đột phá để tăng trưởng trong năm nay.

Vui lòng xem Bản tin tại đây.