Bản tin Thị trường tiền tệ - Tài chính - Kinh tế ngày 19/12/2024

19/12/2024

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với mức cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng lên đến 14-15%, cũng là vùng tăng cao nhất trong khu vực.

Điều này này cho thấy mức độ hấp thụ vốn “tốt hơn, đồng đều hơn”. “Năm nay tín dụng rải đều hơn là yếu tố tích cực thay vì dồn vào 2 tháng cuối năm như thường thấy”, ông Lực bình luận. Với con số tăng trưởng tín dụng hiện nay, nhiều chuyên gia đánh giá hạn mức tăng trưởng 15% chung của nền kinh tế vào cuối năm 2024 là không khó để đạt được. Con số này cũng được cho là phù hợp với mức tăng trưởng GDP trong năm 2024 với ước tính khoảng 7%. Nhưng có một vấn đề là mục tiêu tăng trưởng GDP năm sau đặt ra cũng ở mức cao, thậm chí còn “phấn đấu” cao hơn năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng tín dụng cho năm sau cũng sẽ phải duy trì ở mức cao. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright cho rằng, chính sách tín dụng hiện nay đang “phục vụ” cho nhu cầu tăng trưởng GDP cao. Điều may mắn trong năm nay là lạm phát được các chuyên gia đánh giá là vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Mặt khác, một lưu ý khác là áp lực thanh khoản hệ thống khi tín dụng tăng nhanh hơn là lượng vốn huy động, đặc biệt là trong bối cảnh áp lực tỷ giá buộc NHNN điều tiết cung tiền thận trọng hơn. Thanh khoản cũng là câu chuyện cần được lưu ý trong năm sau, khi các ngân hàng vẫn chịu áp lực xử lý nợ xấu, tái cơ cấu và gia hạn nợ trong năm nay. Áp lực thanh khoản cũng sẽ gia tăng khi tăng trưởng tín dụng hiện nay cao hơn là tăng trưởng cung tiền M2, tức lượng cung tiền thực tế ra thị trường, theo nhóm phân tích của Mirae Asset.

Vui lòng xem Bản tin tại đây.