Bản tin Thị trường tiền tệ - Tài chính - Kinh tế ngày 23/02/2024

23/02/2024

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến 31/12/2023, có gần 188.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là trên 183.500 tỷ đồng.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc tiếp tục áp dụng Thông tư 02 có thể có lợi trước mắt cho người đi vay và cả ngân hàng (NH) nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn khi nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) không được thể hiện 1 cách chính xác. Với quy định này những con số tỷ lệ nợ xấu của các NH sẽ thấp hơn thực tế. Chuyên gia Cấn Văn Lực cảnh báo về rủi ro về nợ xấu khi Thông tư này hết hiệu lực. Khi đó, tình hình sẽ phụ thuộc vào môi trường kinh doanh bên ngoài và sự vận động, linh hoạt, thích ứng của mỗi doanh nghiệp (DN). Ở góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân từng đánh giá, việc áp dụng Thông tư 02 giống như việc "làm mát" 1 động cơ đang quá nóng bằng cách tắt đồng hồ đo nhiệt độ của nó. "Điều này giúp cho chúng ta có cảm giác là động cơ không còn nóng nữa, vì không biết nhiệt độ của nó là bao nhiêu nhưng thực tế thì nó vẫn nóng và ngày càng nóng hơn". Theo ông Huân, ngành NH nên tập trung vào xử lý nợ xấu 1 cách đúng nghĩa chứ không phải là che đi con số thực tế. Để giải quyết nợ xấu, có 2 vấn đề cần quan tâm là: (i) Dòng tiền trả nợ của DN và (ii) Thanh lý tài sản đảm bảo

Vui lòng xem Bản tin tại đây.