Bản tin Thị trường tiền tệ - Tài chính - Kinh tế ngày 31/01/2024

31/01/2024

Tuy kinh tế (KT) Việt Nam (VN) đang có tín hiệu khởi sắc và được dự báo tích cực hơn sv 2023 nhưng các chuyên gia đánh giá mục tiêu tăng trưởng GDP 2024 ở mức 6-6,5% là không dễ.

Đặc biệt tài sản đảm bảo (TSĐB) của các khoản nợ xấu đa phần là bất động sản (BĐS). Do đó, khi thị trường BĐS trầm lắng, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng khó kiếm được người mua nợ phù hợp. Ngoài ra, theo chia sẻ của các ngân hàng (NH), chính sách cơ cấu lại nợ theo Thông tư 02/2023/TTNHNN hết hiệu lực vào 30/6/2024 sẽ tạo áp lực rất lớn về trả nợ cho doanh nghiệp (DN)… Trong bối cảnh Nghị quyết 42 đã hết hiệu lực, theo đánh giá của TS.Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội NH VN, sẽ gây khó khăn cho các TCTD trong công tác thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ và TSBĐ. Lãnh đạo VAMC chia sẻ, phần lớn khách hàng được VAMC mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không có khả năng phục hồi, không hợp tác, thậm chí liên quan đến các vụ án, đang chấp hành hình phạt...; TSBĐ của các khoản nợ xuống cấp. Trong Luật Các TCTD (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, các TCTD cũng không có đặc quyền thu giữ TSBĐ. Do vậy, ông Hùng cho rằng, các TCTD cần xác định việc thu nợ là nhiệm vụ của mình, trước khi cho vay cần hết sức chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục và điều kiện cho vay. TSBĐ cần được thẩm định, xác minh, đánh giá giá trị, nguồn gốc tài sản và theo sát từng thời điểm để có thể nắm bắt diễn biến của TSBĐ. 

Vui lòng xem Bản tin tại đây.